Ý nghĩa ngày Tết trung thu truyền thống Việt Nam

Ý nghĩa ngày Tết trung thu truyền thống Việt Nam

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt, thường được tổ chức vào ngày trăng rằm sáng nhất năm mang ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Tết Trung Thu ở Việt Nam có nhiều nét đặc trưng riêng thể hiện ở những sự tích thú vị về chị Hằng, chú Cuội, cây đa, rước đèn đón trăng, phá cỗ…mỗi hoạt động đều có ý nghĩa sâu xa tạo nên nét văn hóa riêng.

 

Hãy cùng Nafoods Store tìm hiểu ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu truyền thống của người Việt Nam mình nhé!


1. Nguồn gốc của ngày Tết trung thu


Tết Trung Thu thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Có nhiều ghi chép cho rằng tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nếu đọc lại các câu chuyện cổ tích, các ghi chép và văn hóa lưu truyền qua các thế hệ đến tận bây giờ thì tết Trung thu của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt và những nét đặc trưng riêng biệt. Qua quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước láng giềng từ ngàn xưa, các phong tục tốt đẹp sẽ được học hỏi và lưu giữ cho thế hệ con cháu về sau.


tet trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa Trung thu


Bên cạnh đó, Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi ở Việt Nam có nhiều hoạt động ý nghĩa gắn liền với các tích truyện dân gian, thể hiện ở những nhân vật cổ tích dân gian thú vị như chị Hằng, chú Cuội, ông địa… Rước đèn đón trăng, phá cỗ…


2. Ý nghĩa của tết trung thu


Ở Việt Nam, Tết trung thu được tổ chức từ thời nhà Lý ở kinh thành Thăng Long. Khi đó, nhà vua muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa thuận gió hòa đến để bà con có vụ mùa bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

 

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước nông nghiệp gắn liền với văn hóa lúa nước nên ánh trăng giống như kim chỉ nam báo hiệu cho người nông dân về thời tiết.  Ngày rằm tháng 8 hàng năm là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, ánh trăng sáng rực rỡ nhất năm,  khí hậu mát mẻ làm cho cảnh đêm thêm thi vị. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người có thời gian nghỉ ngơi chờ vụ mùa mới lại đến.

 

Tết trung thu được tổ chức như cách mà người nông dân cảm tạ đất trời sau mỗi vụ mùa, học dâng lên tổ tiên, thần linh những nông sản mà họ thu hoạch được, trẻ con thì ca hát, vui chơi dưới ánh trăng.


3. Một số phong tục trong ngày tết trung thu


3.1 Mâm cỗ cúng rằm


tet trung thu

Mâm cỗ ngày Tết trung thu - nguồn Internet


Thông thường, mâm cỗ cúng rằm sẽ được bày trên một chiếc bàn lớn đặt giữa nhà hoặc ngoài sân để tiện cho việc “trông trăng”, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần xung quanh bàn cỗ, tụi trẻ con thì chạy tới lui chứ không chịu ngồi yên một chỗ tạo nên không khí vui vẻ, rộn ràng.

 

Mâm cỗ ngày rằm thường sẽ có những loại trái cây quen thuộc, như:

  • Nải chuối chín: mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên.
  • Quả bưởi: mang ý cầu mong những điều tốt lành. Đến tận bây giờ vẫn có nhiều nhà giữ thói quen làm một con chó bưởi. Vừa giúp mâm cỗ đẹp mắt lại góp phần giữ gìn văn hóa.
  • Quả hồng: với ý nghĩa cầu mong sự no đủ, thịnh vượng. Người ta thường lựa những quả hồng đỏ mọng, bóng đẹp để chưng.
  • Quả na: vì quả na có rất nhiều mắt nên mang ý nghĩa đoàn viên, sum họp.
  • Quả lựu đỏ: cầu mong may mắn, thịnh vượng. Những quả lựu được chọn thường là lựu chín, có màu đỏ đẹp mắt.

 

Và không thể thiếu đó là những chiếc bánh trung thu đặc trưng cho dịp lễ này, bánh trung thu nướng, bánh dẻo, các dòng bánh ngàn lớp, bánh pía…tùy theo mỗi gia đình mà chuẩn bị những loại bánh khác nhau. Các gia đình cũng không quên chuẩn bị thêm các loại bánh ngọt, bimbim, kẹo cho các em bé nhỏ.

 

Có bánh thì không thể thiếu trà ngon. Ăn bánh uống trà đã trở thành nếp văn hóa thú vị của người Việt ta. Loại trà thường được các gia đình Việt dùng là trà sen, trà hoa nhài, trà thiết quan âm, trà Shan tuyết…để thưởng thức cùng bánh ngon cho tròn vị.


3.2 Phá cỗ


Phá cỗ là một trong những hoạt động đặc biệt rất được mong chờ vào dịp Tết Trung Thu, đây cũng là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

 

Phá cỗ Trung Thu sẽ diễn ra đúng ngày rằm tháng 8, khi trăng lên cao nhất, đẹp và sáng rực rỡ nhất. Theo quan niệm dân gian, đó là khi ông bà tổ tiên đã nhận được lễ vật của gia đình, mọi người sẽ bắt đầu phá cỗ quây quần bên nhau ăn uống, trò chuyện.

 

Phá cỗ Trung Thu có ý nghĩa với người lớn tuổi, đem đến cho người ta sự hoài niệm, nhớ về những ngày tuổi thơ gian khó, khổ cực nhưng vui vẻ, đầm ấm còn những em bé sẽ có những ký ức tươi đẹp về ngày tết thiếu nhi của mình.


3.3 Rước đèn đón trăng


tet trung thu

Rước đèn là phong tục truyền thống ngày tết Trung thu ( ảnh Internet )


Rước đèn đón trăng là những khoảnh khắc đẹp trong tuổi thơ của các bé, ở đó chỉ có ánh đèn lấp lánh, tiếng đèn kéo quân rộn ràng, tiếng cười đùa trong trẻo của bọn trẻ, vô tư mà các thiết bị điện tử ngày nay không thể nào thay thế ký ức ấy được.

 

Các loại đèn lồng thì vô cùng đa dạng về kiểu dáng mà màu sắc, có thể kể đến như: đèn ngôi sao, đèn thuyền, đèn kéo quân làm từ ống lon sắt…Ở các miền quê, mỗi khi trung thu đến


3.4 Tặng quà trung thu


tet trung thu

Bánh trung thu là quà tặng không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên


Trung thu cũng là dịp để bày tỏ tình cảm với những người thân yêu, đặc biệt là những người lớn tuổi. Vào dịp này, có rất nhiều món quà trung thu được tìm kiếm để tặng trao cho nhau. Nào là bánh trung thu, trà, hoa, những bức tranh ảnh về mùa trung thu…

 

>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 món quà trung thu ý nghĩa được yêu thích nhất


4. Rằm trung thu năm 2022 vào ngày nào dương lịch?


Ngày tết trung thu hàng năm thường được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch khi mặt trăng lên cao, tròn xoe, sáng nhất trong năm. Năm nay, ngày tết trung thu rơi vào ngày thứ Bảy 10/09/2022. Tết Trung Thu ở Việt Nam có nhiều nét đặc trưng riêng, nhiều hoạt động ý nghĩa do các tổ chức thực hiện để các em nhỏ tham nha. Chính vì vậy, dịp tết trung thu còn có tên gọi khác là tết thiếu nhi.


5. Tết trung thu - tết đoàn viên sum họp của mọi nhà


Tết Trung thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau để ăn cơm đoàn viên, cùng trông trăng và chia sẻ những câu chuyện thú vị trong khi tụi trẻ con sẽ chạy tới lui phá cỗ, rước đèn tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc và giúp gắn kết tình cảm hơn.


tet trung thu

Tết trung thu - Tết của sự đoàn viên


Đối với những người đã đi qua những kỉ niệm êm đẹp này đều trân trọng và ghi nhớ tuổi thơ hạnh phúc của mình. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Nafoods Store giúp ích cho bạn! Chúc bạn và gia đình sẽ có mùa Tết trung thu hạnh phúc, đoàn viên cùng gia đình.

Đang xem: Ý nghĩa ngày Tết trung thu truyền thống Việt Nam

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng